Trang chủ Hướng dẫn thủ tục Quy chế tuyển sinh Hướng nghiệp Diễn đàn Liên hệ Nộp hồ sơ  
 
Thông tin tuyển sinh
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn online qua Yahoo Messenger
Tư vấn online qua Yahoo Messenger
Tư vấn online qua Yahoo Messenger
Đối tác
 
Bạn đang ở: Trang chủ » Tư vấn hướng nghiệp
 
Học trung cấp: Cánh cửa rộng mở

Năm học 2010-2011, cả nước có gần 1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi ĐH-CĐ. Tuy nhiên, theo dự đoán sẽ có khoảng 300 - 400 ngàn thí sinh “sảy chân” ở cả 3 nguyện vọng. Với hàng trăm ngàn thí sinh muốn tiếp tục con đường học hành nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn, hệ thống các trường nghề, Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) được xem là một lựa chọn thích hợp.

Rộng cửa đầu vào

Hiện nay, có một thực tế là rất nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT mong muốn được vào học ĐH, CĐ. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng thực hiện được ngay, nếu như không biết chọn lựa một hướng đi phù hợp với khả năng và sức học của mình. Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng, cân đối lại cán cân nguồn nhân lực trong xã hội, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH đã có rất nhiều chính sách mở trong tuyển sinh với hệ nghề và TCCN. Qua đó, học sinh chỉ cần tốt nghiệp THCS hoặc học hết lớp 12 (thậm chí là chưa tốt nghiệp-xét theo học bạ) là có thể nộp đơn xét tuyển vào hệ nghề của các trường nghề hoặc hệ TCCN để thực hiện mong muốn học tập của mình. Các trường đào tạo TCCN được tổ chức nhiều đợt xét tuyển trong năm, không tổ chức thi tuyển.

Ngoài những chính sách mở trong tuyển sinh, thì với những quy định như hiện nay, học sinh sau khi tốt nghiệp TCCN (nếu đủ điều kiện) có thể được xét tuyển thẳng hoặc dự thi để học lên trình độ CĐ, ĐH. Tương tự, học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp nghề cũng được phép liên thông lên trình độ CĐ nghề hoặc đăng ký dự thi bất kỳ trường ĐH nào phù hợp với ngành mình học. Việc học liên thông không quy định học sinh trung cấp phải theo học trình độ cao hơn ngay trong năm tốt nghiệp nên học sinh có cơ hội đi làm, tích lũy kinh nghiệm và kể cả kinh phí để chuẩn bị học tiếp. Bên cạnh đó, theo học tại các trường TCCN, học sinh vẫn nhận được các chế độ, chính sách như chế độ miễn giảm học phí, chế độ học bổng khuyến khích học tập. Tương tự, học sinh theo học ở các trường nghề tùy theo đối tượng có thể được nhận học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu, học bổng khuyến khích học nghề. Mặt khác, học sinh còn có thể vay vốn học tập theo chính sách vay vốn được áp dụng cho sinh viên, học sinh các trường ĐH, CĐ, TCCN.

Nghề tiện, phay được xem là một nghề hot trong  tương lai
Nghề tiện, phay được xem là một nghề hot trong tương lai

Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM chia sẻ: Hiện cả nước có trên 600 cơ sở đào tạo TCCN gồm cả các trường TCCN và bậc TCCN trong các trường ĐH, CĐ, tuyển sinh trên 600.000 chỉ tiêu. Trong đó, riêng TP.HCM có 43 trường TCCN với cơ sở vật chất tốt, nhiều ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội như: kế toán, điều dưỡng, nghiệp vụ ngân hàng, cơ khí, vận hành máy CNC, hướng dẫn viên du lịch, quản lý nhà hàng khách sạn, đồ họa đa truyền thông, cơ điện tử, thiết kế thời trang, chế biến thực phẩm, công nghệ - kỹ thuật môi trường, kỹ thuật truyền hình,… Vì thế, tùy vào hoàn cảnh và thế mạnh học tập của mình, học sinh có thể tham khảo kỹ về các trường, các ngành nhằm chọn trường, ngành thích hợp nhất để theo học. Với chính sách xét tuyển và tạo điều kiện cho học sinh được học liên thông lên như: cho vay tín dụng, cấp học bổng, hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho một số đối tượng (lao động nông thôn, con thương binh, liệt sĩ, gia đình khó khăn..), việc theo học các bậc nghề và hệ TCCN sẽ giúp các em có được bằng cấp mong muốn để tìm một công việc thích hợp. Thực tiễn đã chứng minh nhiều người học TCCN ra trường đã có bằng ĐH, Cao học bằng cách học liên thông.

Nhiều chính sách đãi ngộ

Theo ông Thanh, mức học phí theo quy định đối với các trường TCCN công lập là khoảng 1,4 triệu đồng/ HS/ năm; còn ở những trường tư thục, mức học phí sẽ dao động từ 3-6 triệu đồng/ HS/ năm. Tuy nhiên, với hệ nghề và TCCN, nhà nước đưa ra khá nhiều chính sách hỗ trợ các học viên trong quá trình học tập như: học viên được vay vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền tối đa là 8,6 triệu đồng/ HS/ năm; các em thuộc diện phổ cập giáo dục của TP được nhận kinh phí vận động học tập là 600 ngàn đồng/ HS/ năm; các em thuộc gia đình chính sách sẽ được hưởng quyền lợi như ở các cấp học khác. Bên cạnh đó, các em còn có cơ hội nhận được học bổng từ nhiều tổ chức, đoàn thể khác nhau trong quá trình học.

Nhiều ngành nghề chất lượng cao như số hóa kỹ thuật điện tử đang được nhiều trường đưa vào giảng dạy
Nhiều ngành nghề chất lượng cao như số hóa kỹ thuật điện tử đang được nhiều trường đưa vào giảng dạy

Hiện nay, mức đầu tư của nhà nước đối với giáo dục TCCN khá lớn, khi ngoài việc đầu tư thường xuyên mỗi năm hàng ngàn tỉ đồng, nhà nước còn thực hiện nhiều chương trình dự án khác thuộc chương trình mục tiêu quốc gia như: đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề cho phụ nữ, dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên…với tổng ngân sách chi thường xuyên mỗi năm cho lĩnh vực dạy nghề (do Bộ LĐTB&XH quản lý) của cả nước trên 7.000 tỉ đồng. Một con số không nhỏ. Sự quan tâm cho hệ đào tạo nghề và TCCN của Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH còn thể hiện khi mới đây Bộ LĐTB&XH đã phê duyệt đề án phát triển các nghề trọng điểm và trường được lựa chọn đào tạo nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Cụ thể, có 121 nghề được đầu tư đào tạo trọng điểm, trong đó có 26 nghề được đầu tư đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, 49 nghề đào tạo theo tiêu chuẩn ASEAN, 107 nghề đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia.Đây được xem là một bước đi và phát triển công tác dạy nghề cho lao động khá hoàn chỉnh. Bởi trong danh mục 26 nghề trọng điểm theo cấp độ quốc tế đáng chú ý có các nghề đã được nhiều trường nghề và TCCN triển khai dạy từ lâu như: Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí; cắt gọt kim loại; công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy; công nghệ ô tô; công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm); cơ điện tử; chế biến cà phê - ca cao, lương thực, thủy sản; điện và điện tử công nghiệp; điều khiển tàu biển; hướng dẫn du lịch; may thời trang; vận hành thiết bị lọc dầu, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật lắp đài trạm viễn thông…

Riêng với các nghề được đào tạo theo chuẩn khu vực ASEAN và quốc gia thì có tới 50% thuộc về lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản như: nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt; trồng rau; cạo mủ cao su, chế biến lương thực; sản xuất mây tre đan; gốm sứ xây dựng; vận hành máy nông nghiệp… Sự đa dạng và mang tính phổ quát trên của các ngành nghề được dạy, sẽ giúp cho các học viên tại các vùng miền, địa phương trong cả nước có nhiều lựa chọn hơn trong con đường lập thân của mình. Ngoài các nghề trọng điểm, 200 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập trong cả nước cũng sẽ được hỗ trợ đầu tư phát triển trong giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Bên cạnh sự quan tâm, đầu tư và một chính sách mở cho hệ nghề và TCCN phát triển của Nhà nước, hệ thống các trường nghề còn xây dựng công thức đào tạo gắn kết với doanh nghiệp để tạo sẵn cơ hội việc làm cho học viên ngay sau khi ra trường. Ông Phạm Thế Bảo, Hiệu trưởng trường Việt Mỹ chia sẻ. “Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, hiện nay hầu như các trường đều đưa ra nhiều chương trình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp. Tạo dựng các mối quan hệ và tập trung đào tạo theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp mình liên kết, nhằm tạo đầu ra ổn định cho các em. Hiện nay, chúng tôi đang chú trọng vào đào tạo học sinh có tay nghề cao. Một trong nhưng chương trình đào tạo quy mô hiện nay tại trường là mô hình du học nghề 1+1, tức là năm đầu học Việt Nam và năm 2 học tại Úc lấy bằng CĐ nâng cao. Ngoài dạy nghề, chúng tôi còn chú trọng đào tạo cho học sinh thông thạo một ngoại ngữ, sử dụng tốt máy vi tính để đáp ứng đòi hỏi khắt khe của các doanh nghiệp nước ngoài nhằm xuất khẩu lao động. Đây được xem là một tiêu chí nhằm thu hút các em đến với hệ nghề và TCCN. Thực tế xã hội vài năm qua cũng cho thấy, các em học sinh nếu chăm chỉ học, rèn luyện tay nghề thì không chỉ có việc làm ngay sau khi ra trường, mà mức lương thưởng, đãi ngộ còn rất cao. Ông Nguyễn Trần Nghĩa, hiệu trưởng trường CĐ nghề TP.HCM cũng cho biết: Với học sinh theo học các bậc học nghề từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề cho đến hệ CĐ, thì không lúc nào chính sách đãi ngộ, hỗ trợ tạo điều kiện cho các em có chỗ làm sau khi ra trường lại thuận lợi và nhận được sự đồng thuận cao từ xã hội, bộ ngành như hiện nay. 

Theo Anh Tú

Tin mổi bật
Thông báo tuyển sinh Cao đẳng ngành Điều dưỡng đa khoa
ĐH Kinh doanh & Công nghệ tuyển sinh văn bằng 2- Tiếng Anh năm 2015
22 sinh viên bị dừng thi tốt nghiệp vào phút chót do .... lỗi tuyển sinh
Bổ sung địa danh văn bằng vào chứng chỉ
Đổi mới tuyển sinh ĐH- một cái nhìn mới.. gây sốc
Nghề làm thầy giáo có khó lắm không?
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HẢI DƯƠNG - HỖ TRỢ HỌC PHÍ VÀ VIỆC LÀM CHO CON EM VÙNG SÂU VÙNG XA
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Dự án FORMIS triển khai khóa đào tạo Tiểu giáo viên (TOT) thu thập dữ liệu GPS
Dự án FORMIS triển khai khóa đào tạo Tiểu giáo viên (TOT) thu thập dữ liệu GPS
Đối tác
 
 
  Trang chủ Liên hệ Đăng ký
Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn 
Trung tâm nghiên cứu & Đào tạo phát triển nguồn nhân lực